Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Ôn tập HKII phần tự luận trường Nguyễn Trãi (Vật lý 6)

Câu 1: Tại sao khi lắp khâu ở đầu cán dao, cán liềm bằng gỗ, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
Trả lời:
Vì khi nung nóng khâu nở rộng hơn, tra vào cán dễ dàng, để nguội, khâu co lại ép vào cán dao, cán liềm chặt hơn.

Câu 2:
Có hai cốc thủy tinh chồng khích vào nhau. Một học sinh định dùng nước đá và nước nóng để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?
Trả lời: Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra.

Câu 3: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút này bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Trả lời: Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đóng nút lại.

Câu 4: Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng ?
Trả lời: Khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh  dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nỡ. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

Câu 5: Tại sao các tấm tôn lợp lại có hình gợn sóng?
Trả lời: Tấm tôn lợp có hình gợn sóng để khi giãn nỡ vì nhiệt ít bị cản trở, tránh sự hư hỏng tôn.

Câu 6: Hai quả cầu bằng kim loại, 1 quả bằng đồng và một quả bằng sắt có thể tích giống nhau. Hỏi khi cùng đun nóng lên đến cùng một nhiệt độ thì thể tích của chúng sẽ ra sao?
Trả lời: Đồng giãn nở nhiều hơn sắt nên khi đun nóng ở cùng một nhiệt độ thì thể tích quả cầu bằng đồng lớn hơn thể tích quả cầu bằng sắt. (còn tiếp...)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét