Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Bài 1: Chuyển động cơ học (Vật lý 8)

1. Chuyển động cơ học là gì ?
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.

2. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm mốc.

3. Một số chuyển động thương gặp.

Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

=============================================
I. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ?

C1: 
Muốn biết các vật trên chuyển động hay đứng yên, trước hết chọn vật cố định nào đó làm mốc và kiểm tra xem vị trí của ô tô, thuyền hoặc đám mây có thay đổi so với vật mốc đó hay không
  • Nếu vị trí thay đổi ta nói chúng chuyển động so với vật mốc.
  • Nếu vị trí không thay đổi, ta nói chúng đứng yên so với vật mốc ấy
Vật chọn làm mốc có thể là cây bên đường, bên bờ sông...
C2:
  • Ví dụ 1: Ô tô chuyển động cơ học, trong đó vật được chọn làm mốc là cây xanh bên đường.
  • Ví dụ 2: Tàu hỏa rời ga chuyển động trên đường sắt, vật làm mốc là nhà ga.
  • Ví dụ 3: Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất, vật mốc là mặt đất.
C3:
Một vật được gọi là đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi so với vật chọn làm mốc.
  • Ví dụ 1: Ô tô đỗ trong bến xe là vật đứng yên, vật chọn làm mốc là bến xe.
  • Ví dụ 2: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, vật chọn làm mốc là mặt bàn.
II. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN.

C4:
So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi (mỗi lúc càng xa dần)

C5:
So với toa tàu thì hành khách đưng yên vì vị trí của hành khách là không thay đổi so với toa tàu.

C6:
Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.

C7:

C8:
- Thực chất không phải Mặt Trời quay quanh Trái Đất mà là Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
- Sỡ dĩ ta thấy Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây là vì Mặt trời thay đổi vị trí so với điểm gốc gằn với Trái Đất , vì vậy có thể coi Mặt Trời chuyển động khi lấy Trái Đất làm mốc.

III. MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP.

C9:
  • Chuyển động thẳng: Thả một vật nặng từ trên cao xuống đất, vật sẽ chuyển động trên đường thẳng đứng.
  • Chuyển động cong: Chiếc lá khô rơi từ cành cây xuống, chuyển động của chiếc lá là chuyển động cong.
  • Chuyển động tròn: Khi cánh quạt quay, mọi điểm trên cánh quạt đều chuyển động tròn.
C10:
*Người lái xe:
  • Chuyển động so với người đứng dưới lề đường và cột điện.
  • Đứng yên so với ô tô.
*Người đứng bên đường:
  • Chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô.
  • Đứng yên so với cột điện.
*Ô tô:
  • Chuyển động so với người đứng lề đường và cột điện
  • Đứng yên so với cột điện.
*Cột điện:
  • Chuyển động so với người lái xe và so với ô tô.
  • Đứng yên so với người đứng bên đường.
IV. VẬN DỤNG:

C11: 
  • Nói như thế thật chính xác. Trong nhiều trường hợp là đúng, ví dụ như trong trường hợp tàu hỏa rời ga, nếu chọn ga làm vật mốc thì khoảng cách từ tàu hỏa đến ga thay đổi, ta nói tàu hỏa chyển động so với ga.
  • Tuy nhiên trong một số trường hợp khác nói như thế là sai. ví dụ như trường hợp vật chuyển động trên đường tròn, so với tâm đường tròn thì khoảng cách từ vật đến tâm là không đổi nhưng vị trí của vật so với tâm luôn thay đổi vá vật được coi là chuyển động so với tâm.
Thầy Duy

10 nhận xét: